Lỗ tai hay bị ù cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị ra sao?

Ù tai – dấu hiệu của loạt bệnh lý nguy hiểm

1. Chấn thương đầu cổ

Hầu hết các chấn thương ở đầu đều dẫn đến hoa mắt chóng mặt ù tai. Tuỳ vào mức độ tổn thương mà sẽ có biểu hiện nặng nhẹ. 

Dấu hiệu ù tai, đau đầu

Đôi khi chúng ta lại bỏ qua luôn các dấu hiệu ù tai, hay đau đầu, và không kịp thời điều trị, dẫn đến những vết thương trở nên nghiêm trọng và khó có thể phục hồi hoàn toàn. Nhiều người, khi bị chấn thương ban đầu chỉ thấy có tiếng ve kêu trong tai nhưng lâu dần não bộ bị ảnh hưởng còn có thể gây điếc.

2. Bệnh về xương quai hàm

Những người mắc chứng rối loạn khớp thái dương – hàm (Temporomandibular Joint) sẽ luôn cảm thấy đau nhức ở phần cơ và khớp xương hàm, kèm theo các biểu hiện khác như đau đầu chóng mặt ù tai, đau cổ, đau vai, cứng hàm…

3. Bệnh xơ cứng tai

Lớp sụn của xương thái dương bị tổn thương, xơ vữa, cộng với rối loạn do di truyền… dẫn đến căn bệnh xơ cứng tai. Khi bệnh trở nặng sẽ kéo theo các căn bệnh khác như điếc thần kinh giác quan, điếc dẫn truyền… Phụ nữ tuổi trung niên nếu thường xuyên cảm thấy lỗ tai bị lùng bùng, ù tai… thì phải cực kỳ cảnh giác, vì đây là những dấu hiệu điển hình của căn bệnh xơ cứng tai.

4. Các bệnh về thận

Khi thận bị tổn thương, hoặc mắc bệnh lý sẽ khiến độc tố, chất thải không được đẩy ra ngoài. Khi những chất này tích tụ trong cơ thể quá lâu sẽ làm ảnh hưởng thính lực, gây nên hiện tượng ù tai nặng đầu.

5. Rối loạn tiền đình

Tiền đình nằm ở ngay sau ốc tai, và đóng vai trò điều chỉnh sự thăng bằng của các bộ phận trong cơ thể. Khi dây thần kinh tiền đình bị tổn thương sẽ tác động đến thính giác, gây ù tai ve kêu.

6. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng tai bị nhiễm trùng và triệu chứng điển hình của căn bệnh này là nặng đầu ù tai, luôn có cảm giác khó chịu trong tai.

Loại bỏ tác nhân gây ảnh hưởng thính lực, ù tai

Trước khi thực hiện các phương pháp chữa bệnh ù tai, người bệnh cần tìm cách loại bỏ những yếu tố khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tiếng ồn, âm thanh lớn gây ù tai

Tiếng ồn, âm thanh lớn, âm thanh có tính chất kích động mạnh sẽ khiến tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị ù hai tai thì không nên nghe nhạc quá to, hạn chế đeo tai nghe…

Các chất kích thích như caffeine và nicotine khi vào cơ thể sẽ khiến mạch máu bị giãn nở, từ đó làm cho lượng máu chảy qua tai nhiều và nhanh hơn, gây áp lực lớn lên tai dẫn đến tai ù như tiếng ve kêu. Nếu bạn thường xuyên ở trong tình trạng này thì hãy tránh xa rượu, bia, cafe, thuốc lá…

Mẹo chữa ù tai bằng đông y 

Trong đông y có rất nhiều bài thuốc chữa tiếng ve kêu trong tai, tuỳ vào nguyên nhân dẫn đến bệnh mà chúng ta sử dụng loại thảo dược phù hợp.

1. Bài thuốc chữa ù tai do căng thẳng

Nguyên liệu bao gồm:

  • Đỗ đen: 16g

  • Hà thủ ô: 12g

  • Tơ hồng xanh: 12g 

  • Dây chiều: 12g

  • Hoài sơn: 12g 

(Với người bị ù tai kèm theo tình trạng thiếu ngủ, nhịp tim chậm thì thêm 12g lạc tiên và 6g ngải cứu. Trường hợp bệnh nhân ù tai nhưng nhịp tim nhanh, không ngủ được thì cho thêm 12g cúc hoa và 10g cỏ mần trầu.)

Cách làm:

  • Khi có đủ nguyên liệu thì rửa sạch cho vào ấm, đổ thêm 1l nước đun đến khi còn khoảng 500ml là được và uống hết trong ngày.

  • Bài chữa ù tai bằng đông y này dùng liên tục 1 tuần.

2. Bài thuốc chữa ù tai do tác động của âm thanh, tiếng ồn

Nguyên liệu:

  • Rau má: 10g

  • Lá dâu: 10g

  • Tơ hồng xanh: 12g

  • Thổ phục linh: 16g

Cách làm:

  • Sắc thuốc với 500ml nước, đun còn khoảng ½ số nước thì lấy uống. Ngày sắc 2 lần sau đó đổ bã đi.