Cốt toái bổ – vị thuốc quý được “săn lùng” vì công dụng trị suy giảm thính lực tuyệt vời
Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng
Cốt toái bổ còn có tên khác là tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Cốt toái bổ là một cây cao 20–40cm, sống lâu năm. Thường sống riêng trên các hốc đá, hay mọc trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si. Cốt toái bổ có thân rễ mọc bò, nạc, dày và dẹt, phủ đầy lông dạng vảy màu nâu, vảy có hình ngọn giáo hẹp.
Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, cốt toái bổ phân bố chủ yếu ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây thường sinh trưởng và phát tán giống bằng bào tử. Với đặc điểm thân rễ có khả năng phân nhánh và mọc nhiều chồi nên rất khó phân biệt từng cá thể. Cốt toái bổ trở nên hiếm dần trong tự nhiên và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam cần lưu ý bảo tồn.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây cốt toái bổ là thân rễ khô. Khi dùng thái thành lát nhỏ.
Theo Đông y, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Đặc biệt là chữa ù tai, thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp.
Bài thuốc phổ biến chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng đó là: Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Bạn đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả sẽ có tác dụng rất tốt.
Lưu ý, thận trọng khi dùng cốt toái bổ như thế nào?
Cần chú ý không nên sử dụng cốt toái bổ cho những người âm hư, huyết hư. Người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cốt toái bổ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tương tác có thể xảy ra với cốt toái bổ là gì?
Cốt toái bổ có thể gây tương tác nên cần chú ý khi dùng
Cốt toái bổ có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay các dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Vậy nên để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.